Hà NộiNgười đàn ông 42 tuổi bị viêm gan B từ 10 năm trước nhưng bỏ điều trị, bệnh tiến triển thành ung thư gan giai đoạn muộn, tiên lượng tử vong.
Ngày 5/10, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng đau bụng, mệt mỏi, vàng da, giảm 10 kg. 10 năm trước, anh đã biết mình bị viêm gan B, bác sĩ kê thuốc điều trị nhưng anh bỏ dở, không uống cũng không đi khám lại.
Các kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân có khối u gan to 20 cm, xâm lấn cơ hoành, nguy cơ vỡ, suy gan cấp, vỡ tĩnh mạch thực quản. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối, khả năng tử vong cao. Bệnh nhân được đưa ra phác đồ điều trị giúp kéo dài thời gian sống. Êkíp phẫu thuật dù tỷ lệ thành công rất thấp. Ca phẫu thuật kéo dài 9 tiếng, cắt bỏ hoàn toàn gan phải, lấy huyết khối tĩnh mạch chủ và tái tạo lại mạch máu.
Bác sĩ Nguyễn Trường Giang, khoa Ngoại Gan mật, Tiêu hóa và Ung bướu, cho biết khối u của người bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên phần gan còn lại sau khi cắt vẫn đủ duy trì hoạt động. Bệnh nhân phải sử dụng hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể để đảm bảo duy trì sự ổn định tuần hoàn máu.
Hiện tại, thế giới chưa có phác đồ điều trị tối ưu cho các bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Phẫu thuật là phương án tốt nhưng người bệnh cần được theo dõi sát sao trong quá trình phục hồi, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới và là ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong đứng đầu. Các bệnh nhân ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều người chỉ 35 tuổi, thậm chí dưới 30 tuổi. Đặc biệt, có một số trường hợp bị ung thư khi đến viện khám đã ở giai đoạn nặng, khối u to, tổn thương nghiêm trọng. 80% người mắc ung thư gan do xơ gan vì mắc viêm gan B, C mạn tính.
Tiến sĩ Vũ Minh Điền cho biết viêm gan virus B (HBV) là một trong những bệnh nhiễm phổ biến, mỗi năm có khoảng một một triệu người nhiễm HBV mạn bị ung thư gan, suy gan, dẫn đến tử vong. Đa số người nhiễm virus không hề biết bản thân bị nhiễm. Tỷ lệ nhiễm HBV tại Việt Nam ước tính là 20% dân số. Do đó, việc tầm soát HBV được khuyến cáo thực hiện cho người sinh ra ở vùng lưu hành HBV cao hay trung bình, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV. Để xác định mình mang virus gây bệnh hay không, người dân cần xét nghiệm máu. Bạn có thể tiêm vaccine ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Thúy Quỳnh
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, https://phuhunginc.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định. Xin cảm ơn!